KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC

MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO THÔNG DỤNG TRÊN Ô TÔ

 

👉 HƯỚNG DẪN DỬ DỤNG THƯỚC KẸP

Cách sử dụng và Phương pháp đo

Hướng dẫn đo thước kẹp

  • Trước khi đo cần kiểm tra thước có chính xác không bằng cách kéo du xích về vị trí 0 ban đầu.
  • Kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không.
  • Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo.
  • Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.

Hướng dẫn đo đường kính ngoài

Đo bằng thanh sau

Hướng dẫn đo bằng thanh sau

Cách đọc trị số

  • Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính.
  • Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng )

Hướng dẫn đọc trị số đo

+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 0.25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau. Gía trị ở trên hình là: 45 + 0.25 = 45.25mm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC LÁ

Khoảng cách giữa  hai mặt phẳng thường có khe hở rất nhỏ, kích thước của khe hở chính là kích thước của dưỡng ngay trước dưỡng không thể nhét vào khe hở đó.

Phương pháp xác nhận được độ  vênh của vật hình tấm hay những số liệu có cạnh hình vuông: Trước tiên bạn cần phải ấn vào bốn góc. Nếu thấy có góc nào kênh lên khi ấn 1 góc, thì góc được ấn vào mặt phẳng có khe hở. Sau đó bạn nhét căn lá vào khe hở để xác định kích thước của chúng để có thể biết được góc đó bị vênh bao nhiêu.

hướng dẫn sử dụng thước lá

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PAN ME

Cách sử dụng và Phương pháp đo

Thước pan me

Panme bao gồm các bộ phận như khung C, đe, thước chính, thước phụ. Trước khi thực hiện quá trình đo, kiểm tra xem panme có chính xác không là yếu tố cần thiết. Từng bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
Bước 2: Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo
Bước 3:Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
Bước 4: Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.
Bước 5: Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)

Trong quá trình sử dụng thước đo panme hay bất kỳ dụng cụ công cụ đo nào khác, chúng ta cần chú ý cách thước bảo quản để thước giữ được độ chính xác khi đo.

  • Không được dùng Panme để đo khi vật đang quay.
  • Không đo các mặt thô, bẩn.
  • Phải lau sạch vật đo trước khi đo.
  • Không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
  • Cần hạn chế việc lấy Panme ra khỏi vị trí đo mới đọc kích thước
  • Các mặt đo của Panme cần phải giữ gìn cẩn thận, tránh để gỉ và bị bụi cát, bụi đá mài hoặc phôi kim loại mài mòn

Cách đọc trị số đo thước panme

  • Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
  • Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
  • Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm”. của kích thước ở trên thước chính.
  • Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước
Hướng dẫn đọc trị số pan me
học sửa chữa động cơ ô tô
  • Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
  • Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
  • Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
  • Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.

Đồng hồ so kế

hướng dẫn sử dụng đồng hồ so kế

Cách đặt đồng hồ đo: 

Khi sử dụng Đồng hồ so, trước hết phải gá lên giá đỡ vạn năng hoặc phụ kiện riêng. Tùy thuộc vào vị trí của chi tiết đo mà ta tiến hành điều chỉnh vị trí của đồng hồ đo thích hợp, thanh đo cần đặt vuông góc với bề mặt đo.

Điều chỉnh mặt số lớn cho kim đúng vị trí số “0”. Di chuyển đồng hồ tiếp xúc suốt trên bề mặt cần kiểm tra.

Cách đọc số:

Số nguyên mm được đọc theo kim chỉ số vòng trên thước nhỏ. Khi kim chỉ được 1 vạch thì thanh đo dịch chuyển 1mm. Phần trăm mm đọc theo kim chỉ trên kích thước lớn.

Ngoài ra với loại đồng hồ so điện tử thì giá trị đo được hiển thị ở dạng số trực tiếp và việc đọc giá trị đo trở nên rất đơn giản.

Phương pháp đo

Phương pháp đo so sánh:

Được sử dụng phổ biến hơn bởi những lý do sau: Do giới hạn đo của đồng hồ so nhỏ (0÷10 ;0÷5; 0÷2 mm) nên khi đo chi tiết có kích thước giới hạn lớn hơn giới hạn đo của đồng hồ thì ta phải dùng phương pháp đo so sánh với mẫu.

Trong sản xuất hàng khối để tăng tốc độ đo kiểm tra người ta cũng dùng phương pháp đo so sánh.

Cách đo so sánh: Ta kẹp đồng hồ đo trên đế , điều chỉnh theo khối căn mẫu có kích thước bằng kích thước danh nghĩa của chi tiết kiểm tra. Sau đó xác định sai lệch chi tiết tính toán kích thước thực của chi tiết theo dấu và trị số sai lệch.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm sai số do điều kiện đo gây ra như :sai số do nhiệt độ, sai số do lực đo, sai số lắp ráp, sai số chế tạo và sai số chủ quan do người quan sát.

Phương pháp đo tuyệt đối

Cho đầu đo tiếp xúc với bàn máp, chỉnh đồng hồ đo chỉ số 0 sau đó đưa chi tiết vào đo. Số chỉ đồng hồ sẽ là kích thước tuyệt đối của chi tiết

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CẦN XIẾT LỰC

Cần xiết lực loại cơ

Cần xiết lực cơ

Bước 1: Mở khóa

Trước tiên, để sử dụng đầu tiên cần mở nút Unlock bằng cách mở vặn chuôi phía dưới cần xiết hoặc kéo xuống để mở .

Bước 2: Điều chỉnh lực

Trên tay cầm của cờ lê sẽ được chia sẵn các khoảng lực. Với mỗi bulong và đai ốc thì sẽ yêu cầu sử dụng khoảng lực khác nhau, bạn chỉ cần xác định lực, vặn phần tay cầm, tới khoảng lực đã được định sẵn.

Bước 3: Khóa (Lock)

Khi đã chọn xong lực bật chế độ Lock (làm ngược lại khi mở khóa) nhằm cố định lực xiết đã cài đặt, giá trị lực không thay đổi được nữa.

Bước 4: Sử dụng

Sau khi chuẩn bị xong, lắp khẩu tuýp vào cờ lê và bắt đầu sử dụng. Khi đã vặn tới lực đã được cài đặt thì có âm thanh nhỏ phát ra, đồng thời, cờ lê sẽ trượt thêm 1 góc nhỏ, đề báo hiệu cho người người dùng biết đã đến lực cần xiết.

Cân xiết lực chỉ kim có đồng hồ

Cần xiết lực kim đồng hồ


Loại cờ lê này, bạn không cần cài đặt lực trước khi sử dụng như loại cơ phía trên.

Trên thân của cờ lê đã có sẵn một mặt đồng hồ  chỉ kim với 2 cây kim. Siết lực thì thì một câu kim sẽ đẩy 1 cây còn lại chạy.

Khi hoàn thành cây kim ban đầu sẽ quay về vị trí xuất phát, cây kim còn lại sẽ chỉ ra lực mà chúng ta đã xiết.

Cần xiết lực điện tử

Cần xiết lực điện tử

Khi sử dụng cần xiết lực, các bạn cũng không cần cài đặt lực từ trước và loại này có ưu điểm hơn so với loại đồng hồ chỉ kim là có chức năng báo hiệu đèn led và còi hú.

ĐO KIỂM ĐỘ KÍN CỦA SECMĂNG VÀ XUPPAP


Trước khi đo cần kiểm tra đơn vị đo trên đồng hồ, giá trị đo được so sánh với tài liệu của động cơ.
Giá trị đơn vị PSI nằm trong khoảng 100 đến 150 PSI là khoảng cho biết độ kín của xuppap và séc măng kín, còn tốt.


Kỹ thuật viên tháo Bugi và vặn chặt đồng hồ vào lỗ Bugi sau đó đề máy để kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong cần bấm nút xả khí trên đồng hồ.
 

Có thể dùng phương pháp sử dụng chụp cao su đầu Bu gi thay cho ốc vặn, phương pháp sử dụng như trên.

Nguồn tham khảo: https://vatc.com.vn/5-dung-cu-do-co-ban-tho-sua-chua-o-to-lau-nam-can-phai-biet/
 👉 TÀI LIỆU DỤNG CỤ ĐO CỦA HÃNG TOYOTA:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu
icon zalo

Liên Hệ Với Tôi

Mục tiêu của Tuấn Anh