a. Khái niệm về khe hở nhiệt xu páp
Khe hở nhiệt xu páp là khe hở giữa đuôi xu páp với đầu đòn mở (cơ cấu xu páp treo) hoặc với đầu bu lông điều chỉnh của con đội (cơ cấu xu páp đặt) hay cần mở với con đội (trục cam đặt trên nắp máy).
b. Mục đích điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
Sau một thời gian động cơ hoạt động hoặc sau khi tháo lắp cơ cấu phân phối khí, cần phải tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt với mục đích:
- Xu páp đóng kín cửa nạp, cửa xả;
- Xu páp mở đúng lúc;
- Cơ cấu xu páp làm việc êm không bị va đập mạnh.
c. Điều kiện để điều chỉnh khe hở nhiệt
Muốn điều chỉnh được khe hở nhiệt xu páp cần phải:
Biết được khe hở nhiệt tiêu chuẩn của động cơ. Tuỳ theo loại động cơ mà khe hở nhiệt xu páp có trị số từ 0,20 – 0,30 mm đối với xu páp nạp và 0,25 – 0,35 mm đối với xu páp xả.
Xác định được vị trí các xu páp nạp, xu páp xả trên động cơ
Biết được thứ tự nổ của động cơ.
d. Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt
·
Điều chỉnh đơn chiếc
Tức là lần lượt điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp của từng xi lanh theo thứ tự nổ của động cơ.
Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
Bước 1: Xác định vị trí của xu páp nạp, xu páp xả
Bước 2: Quay trục khuỷu để pit tông xi lanh số 1 ở ĐCT tương ứng với thời điểm cuối nén đầu nổ đũa đẩy hoặc con đội xoay tự do và dấu ĐCT ở trên puly hoặc ở bánh đà trùng với dấu trên thân máy, ở thời điểm này 2 xu páp của xi lanh 1 đóng kín (có khe hở nhiệt) và tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt cho cả 2 xu páp;
Bước 3: Dùng clê nới lỏng đai ốc hãm của vít điều chỉnh hoặc đai ốc hãm của con đội
Bước 4: Chọn căn lá có chiều dày thích hợp để đo khe hở giữa đuôi xu páp với đầu đòn mở (xu páp treo) hoặc với đầu bu lông điều chỉnh của con đội (xu páp đặt);
Bước 5: Dùng tuốc nơ vít vặn vít điều chỉnh (xu páp treo) hoặc dùng clê dẹt vặn bu lông điều chỉnh (xu páp đặt), khi nào xê dịch căn lá thấy vừa sít là được ;
Bước 6: Giữ nguyên tuốc nơ vít hoặc bulông điều chỉnh và dùng clê vặn chặt đai ốc hãm lại. Chú ý không để vít hay bu lông xoay khi vặn đai ốc hãm;
Bước 7: Chia dấu ở bánh đà hoặc puly tương ứng với góc lệch công tác của các máy. Những dấu này là ĐCT của các pit tông theo thứ tự nổ của động cơ.
Ví dụ: - Động cơ 4 xi lanh đánh 2 dấu cách nhau 180
- Động cơ 6 xi lanh đánh 3 dấu cách nhau 120
- Động cơ 8 xi lanh đánh 4 dấu cách nhau 90
Bước 8: Quay trục khuỷu cho dấu thứ 2 trùng với dấu trên thân máy.
Bước 9: Điều chỉnh 2 xu páp của xi lanh kế tiếp theo thứ tự nổ của động cơ như các bước: bước 3, bước 4, bước 5 và bước 6.
Bước 10: Tiếp tục thực hiện các bước 8, 9 để điều chỉnh khe hở nhiệt cho các xi lanh còn lại.
Phương pháp điều chỉnh đơn chiếc có ưu điểm là đảm bảo chính xác (hay sử dụng) nhưng do điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp của từng xi lanh phải xác định nhiều lần nên mất nhiều thời gian.
·
Điều chỉnh hàng loạt
Tức là quay trục khuỷu 2 lần, ví trí của trục khuỷu ở 2 lần quay cách nhau 3600, tại mỗi vị trí của trục khuỷu có thể điều chỉnh được khe hở nhiệt của nhiều xu páp trên nhiều xi lanh. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Quay trục khuỷu cho pit tông xi lanh số 1 ở ĐCT, ứng với thời điểm cuối nén đầu nổ. Tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt cho tất các xu páp ở trạng thái đóng.
Bước 2: Quay trục khuỷu 3600 so với vị trí 1, điều chỉnh khe hở nhiệt của các xu páp còn lại.
Ví dụ: Điều chỉnh khe hở nhiệt của động cơ 4 kỳ, 4 xi lanh và thứ tự nổ là 1- 2 - 4 - 3 . Các bước tiến hành như sau:
BẢNG THỨ THỰ NỔ CỦA ĐỘNG CƠ
Góc quay của trục khuỷu Thứ tự xi lanh
1 2 3 4
0 - 180 Nạp Xả Nén Nổ
180 - 360 Nén Nạp Nổ Xả
360 - 540 Nổ Nén Xả Nạp
540 – 720 Xả Nổ Nạp Nén
0 Nhận xét