KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC

ĐÔI NÉT CÁC KÝ HIỆU MẠCH ĐIỆN TRÊN TÀI LIỆU HÃNG TOYOTA

 

 

Hệ thống điện thân xe là một tập hợp các trang thiết bị, hệ thống phục vụ cho quá trình hoạt động của ô tô, bao gồm nhiều hệ thống điện, khởi động, chiếu sáng và tín hiêu, phụ tải,… Để các hệ thống này hoạt động bình thường bắt buộc phải có các thành phần con trong mạch điện như ắc quy, cầu chì, relay, diode,… Dưới đây là những ký hiệu cơ bản về các thành phần điện-điện tử trong mạch điện thân xe.

Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động, các trang thiết bị điện, điện tử trên các ô tô – máy kéo hiện đại ngày nay không tồn tại dưới các bộ phận hay các cụm tương đối độc lập về chức năng như trước mà chúng được kết hợp lại thành các vị mạch tích hợp, được xử lý và điều khiển thống nhất bởi một bộ xử lý trung tâm, làm việc theo các chương trình đã được thiết kế sẵn.

Sơ đồ hệ thống điều khiển điện thân xe tổng quát.
Sơ đồ hệ thống điều khiển điện thân xe tổng quát.

Những hệ thống điện-điện tử trên xe hợp thành một thể thống nhất và được phân ra làm hai phần cụ thể: nguồn điện (hệ thống cung cấp điện) và các thiết bị phụ tải (các hệ thống sử dụng điện).

Nguồn điện trên ô tô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ắc quy nếu động cơ chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ) hoặc bởi máy phát nếu động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và lớn. Để tiết kiệm dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa chữa… trên đa số các xe người ta sử dụng phần khung xe làm dây dẫn chung. Vì vậy, đầu âm (trên nhiều xe) của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe.

Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì máy khởi động là bộ phận tiêu thụ điện nhiều và cần dòng lớn nhất (dòng điện cung cấp bởi ắc quy khi khởi động có thể lên đến 400 – 600 Ampe đối với động cơ xăng hoặc 2000 Ampe đối với động cơ diesel). Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau:

  • Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu…
  • Phụ tải làm việc không liên tục: Các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước…
  • Phụ tải làm việc trong thời gian ngắn: Các đèn báo rẽ, đèn phanh, motor gạt nước, motor bơm nước lau kính, còi, máy khởi dộng, hệ thống xông động cơ…

Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện bao gồm: Các dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối khác nhau.

Quay trở lại với nội dung chính của bài viết: 1 số ký hiệu các thành phần điện-điện tử trong mạch điện thân xe

1. Ắc quy:

Ý nghĩa:

  • Tạo ra điện cung cấp cho các mạch.

2. Bóng đèn:

Ý nghĩa:

  • Phát ra ánh sáng và tạo ra nhiệt độ khi có dòng điện đi qua dây dẫn.

3. Điện trở:

Ý nghĩa:

  • Một điện trở có giá trị không đổi.
  • Chủ yếu được sử dụng để bảo vệ các thành phần trong mạch bằng cách duy trì điện áp định mức.

4. Gound 1:

Ý nghĩa:

  • Điểm kết nối mass thân xe.
  • Biểu thị điểm tiếp mass thân xe thông qua dây điện.

5. Ground 2:

Ý nghĩa:

  • Biểu thị các điểm nối mass thân xe trực tiếp.

6. Ground 3:

Ý nghĩa:

  • Biểu thị chung cho mass thân xe. Một điều đi kèm là sẽ không có dòng điện nếu điểm nối mass thân xe gặp lỗi.

7. Motor:

Ý nghĩa:

  • Chuyển đổi điện năng thành cơ năng.

8. Bơm:

Ý nghĩa:

  • Bơm hoặc xả khí và chất lỏng.

9. Cầu chì:

Ý nghĩa:

  • Bị đứt nếu dòng điện hiện tại vượt quá dòng điện quy định trong mạch.
  • Không thể thay thế bằng cầu chì vượt quá công suất quy định.

10. Còi:

Ý nghĩa:

  • Tạo ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.

11. Cầu chì cho dòng cao:

12. Công tắc điều khiển:

  • Công tắc điều khiển của các bộ phận điện.

13. Relay thường mở:

Ý nghĩa:

  • Dòng điện chảy qua cuộc dây tạo ra lực điện từ, hút công tắc tiếp xúc đóng lại.

14. Relay thường đóng:

Ý nghĩa:

  • Dòng điện chảy qua cuộc dây tạo ra lực điện từ, hút công tắc tiếp xúc mở ra.

15. Solenoid:

Ý nghĩa:

  • Dòng điện chạy qua cuộn dây tạo ra lực điện từ.

16. Diode:

Ý nghĩa:

  • Diode cho phép dòng điện chỉ đi theo 1 chiều.
  • Có trong các bộ chỉnh lưu, các mạch điện…

17. Diode Zener:

Ý nghĩa:

  • Cho phép dòng điện chạy theo 1 chiều và đến một điện áp định sẵn.

18. Light-emitting diode (LED):

Ý nghĩa:

  • Một diode phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
  • Không giống bóng đèn thông thường, diode phát sáng không sinh ra nhiệt khi phát sáng.

19. Giắc nối (giắc đực và giắc cái):

Giắc nối dùng để nối các dây dẫn lại với nhau hay nối các dây dẫn với các bộ phận điện tùy thuộc vào hình dạng của giắc nối, ta có 2 loại giắc đực và giắc cái. Giắc đực thường bao ở ngoài giắc cái. Các giắc nối có nối khóa để đảm bảo cho các chúng được đảm bảo kết nối vững chắc.

 Ký hiệu Giắc nối.
Ký hiệu Giắc nối.

Khi đấu dây vào giắc nối, cần lưu ý vị trí các chân của giắc. Giắc cái có thứ tự chân được tính từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Giắc đực được đọc chân từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.

Trên đây là một số ký hiệu các thành phần điện điện tử cơ bản trong mạch điện thân xe, vẫn còn nhiều linh kiện khác ta cần phải tìm hiểu thêm. Bài viết này chỉ cung cấp kiến thức cơ bản. Những phần nâng cao và chi tiết sẽ được đề cập ở bài viết sau.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu
icon zalo

Liên Hệ Với Tôi

Mục tiêu của Tuấn Anh