Chất lượng của ắc quy ô tô góp phần vào quá trình vận hành hiệu quả của xe hơi. Bài viết mang đến những thông tin cơ bản nhất về ắc quy, giúp người dùng hiểu rõ về ắc quy ô tô là gì, phân loại và các chức năng chính.
1. Ắc quy ô tô là gì?
Về cơ bản, ắc quy ô tô được xem như một nguồn điện thứ cấp, hoạt động dựa vào quá trình chuyển hóa năng lượng thành điện năng và cung cấp cho các thiết bị trên xe. Khi máy phát điện không được sạc đầy đủ (động cơ dừng) hoặc không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cho các thiết bị điện trên xe, ắc quy sẽ giữ vai trò cung cấp dòng điện trong suốt thời gian đó.
2. Phân loại ắc quy ô tô
Bên cạnh việc biết được khái niệm ắc quy ô tô là gì, người dùng cũng nên biết phân loại. Ắc quy ô tô được chia ra 2 loại chính (ắc quy khô và ắc quy nước). Mỗi loại đều sở hữu những đặc tính, ưu - nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể cân nhắc lựa chọn giữa 2 loại ắc quy này.
2.1. Ắc quy khô
Ắc quy khô là loại ắc quy có cấu tạo khép kín và không cần thêm nước định kỳ. Về cơ bản, bên trong ắc quy không khô hoàn toàn mà vẫn chứa axit H2S04 ở dạng gel.
Ưu điểm:
Tiện lợi, không cần phải thêm nước định kỳ.
Độ bền cao, tuổi thọ lâu dài.
Khả năng phục hồi điện áp nhanh chóng sau khi cung cấp một dòng điện lớn.
An toàn, sạch sẽ, những phần kim loại xung quanh không bị ăn mòn bởi axit.
Nhược điểm:
Tình trạng ắc quy hết điện đột ngột. Vì vậy, người dùng cần chuẩn bị sẵn phương án trong tình huống này.
Giá thành cao hơn ắc quy nước.
2.2. Ắc quy nước
Đây là loại ắc quy có sử dụng chất lỏng bên trong (dung dịch H2SO4 có nồng độ phù hợp), kết hợp với lá chì và kim loại xen kẽ nhau.
Ưu điểm:
Có dòng điện khỏe hơn ắc quy khô, khi không sử dụng trong thời gian dài vẫn có thể hồi điện.
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng tháo ra để sử dụng cho những thiết bị điện khác.
Giá thành rẻ hơn ắc quy khô.
Nhược điểm:
Cần phải nạp điện định kỳ.
Axit H2SO4 có tính ăn mòn cao, dễ gây gỉ sét và có mùi khó chịu.
Có tuổi thọ thấp hơn dòng ắc quy khô.
Ắc quy nước có chứa dung dịch H2SO4 loãng bên trong (Nguồn: Sưu tầm)
👀Trước tiên hãy cùng theo dõi bảng so sánh chi tiết 2 dòng ắc quy này rồi đưa ra quyết định nên chọn loại nào nhé:
Tiêu chí so sánh
Ắc quy ướt
Ắc quy khô
Phân biệt
Có các nút ở các ngăn bình (ắc quy 12V thì sẽ có 6 nút)
Không có nút ở các ngăn bình (không cần bảo dưỡng)
Khả năng phát điện
Phát dòng điện lớn, hồi chậm hơn
Phát dòng điện lớn hồi nhanh hơn
Hết điện
Hết từ từ
Hết đột ngột
Nạp điện
Có thể phát ra khí có mùi khó chịu
Không phát ra khí
Dòng điện
Dòng điện nạp lớn nhất chỉ nên bằng 0,1 lần trị số dung lượng ắc quy (Vd: loại 100Ah chỉ nên nạp với dòng cao nhất là 10A)
Dòng điện nạp có thể lên tới 0,25 lần trị số dung lượng ắc quy (vd:loại 100Ah có thể nạp với dòng lớn nhất là 25A)
Bảo dưỡng
Điện dịch từng ngăn thấp hơn quy định cần bổ sung
Nạp điện bổ sung định kỳ khoảng 3 tháng/lần
Không phải bổ sung điện dịch
Nạp điện định kỳ trong thời gian không sử dụng (chu kỳ nạp định kỳ dài hơn so với loại ắc quy nước)
Giá thành
Rẻ hơn ắc quy khô
Đắt hơn ắc quy ướt
Tuổi thọ
Thấp hơn
Cao hơn
Với thiết kế nhỏ gọn, an toàn và tiện dụng với người dùng ngày nay ắc quy khô thường được sử dụng nhiều hơn cả. Tuy vậy, với lợi thế của mình, ắc quy ướt vẫn có đất dụng võ. Các bạn có thể căn cứ vào nhu cầu thực tế, điều kiện kinh tế của bản thân để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
3. Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của ắc quy ô tô là gì
Hiểu rõ cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của ắc quy ô tô là gì sẽ giúp tài xế vận hành, bảo dưỡng xe tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể phán đoán được một số tình huống xảy ra với ắc quy và tìm phương án xử lý kịp thời.
3.1. Cấu tạo ắc quy ô tô
Ắc quy ô tô thường được chia thành cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngoài. Các thiết bị kết hợp với nhau để có thể hoạt động một cách tốt nhất.
Cấu tạo bên trong ắc quy có thể được mô tả như sau:
Gồm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa dung dịch H2SO4.
Bản cực âm và cực dương có tấm chắn ngăn cách, nối với nhau bằng thanh nối.
Cấu tạo bên ngoài ắc quy bao gồm:
Vỏ được làm bằng cao su cứng hoặc vật liệu bitum. Vật liệu này có đặc tính cách nhiệt và chống axit cao và độ bền cơ học lớn hơn.
Có 2 cực lồi phía trên: cực âm và cực dương của bình, có màu sắc phân biệt: (-) đỏ; (+) màu xanh.
3.2. Chức năng ắc quy ô tô
Bộ phận ắc quy trên ô tô thực hiện những chức năng chính sau:
Lưu trữ, cung cấp nguồn điện cho quá trình hoạt động của ô tô như khởi động xe, cửa sổ điện, hệ thống điều hòa, khóa điện, cung cấp điện cho bộ nhớ, ECU…
Bên cạnh cầu chì ô tô, ắc quy giúp bảo vệ các linh kiện khỏi dòng điện tăng đột ngột trong trường hợp hệ thống phát điện xảy ra sự cố.
3.3. Nguyên lý hoạt động của ắc quy trên ô tô
Nguyên lý hoạt động sẽ diễn ra 2 quá trình:
Quá trình nạp điện xảy ra do bình được nạp điện.
Quá trình phóng điện do bình được nối một thiết bị tiêu thụ điện.
3.4. Các thông số kỹ thuật cơ bản trên bình ắc quy ô tô
Điện áp ắc quy (đo bằng đơn vị V): Là hiệu điện thế chênh lệch giữa 2 đầu cực dương và cực âm của bình ắc quy.
Dung lượng ắc quy (đo bằng đơn vị Ah): Là tích giữa dòng điện phóng và thời gian phóng điện của ắc quy.
Bên cạnh đó, trên bình ắc quy ô tô còn cung cấp thêm một vài thông số khác, hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp.
3.5. Chú ý
Để đảm bảo ắc quy ô tô luôn được sạc đầy để có thể sử dụng hết tối đa tuổi thọ của ắc quy, cần sạc ắc quy trong các trường hợp sau:
Khi lái xe ở các quãng đường ngắn thường xuyên.
Nếu không sử dụng xe trên một tháng.
Chỉ sạc ắc quy thông qua hai đầu cực của hệ thống hỗ trợ khởi động trong khoang động cơ với động cơ tắt
0 Nhận xét