KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC

TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHỤ TÙNG VÀ PHỤC HỒI CHI TIẾT

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHỤ TÙNG VÀ PHỤC HỒI CHI TIẾT

Mã môn học: MH19

Thời gian thực hiện: 30 giờ; (Lý thuyết: 27 giờ; Thực hành: 0 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

 I. Vị trí, tính chất của môn học:

-    V trí: Sau các môn hc và mô đun MĐ17...MĐ36

-    Tính cht:  Mô đun chuyên môn nghề tự chọn.

II. Mục tiêu:

1.     Kiến thức:

-        Trình bày đầy đủ đặc điểm, nội dung và phương pháp tổ chức công nghệ phục hồi chi tiết sai hỏng trong sửa chữa.

2.     Kỹ năng:

-        Xác định và sử dụng được các trang thiết bị, vật tư và lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết trong sửa chữa hợp lý.

-        Tiến hành phục hồi chi tiết đúng quy trình quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật quy định.

-      Tổ chức được cơ sở phục hồi chi tiết sai hỏng của ô tô phù hợp với điều kiện thực tiển và có chất lượng và hiệu quả cao.

-        Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra phục hồi chi tiết đảm bảo chính xác và an toàn

3.     Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

-        Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

-        Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

CÁC BÀI HỌC 

Bài 1: Đặc điểm công nghệ phục hồi chi tiết

 1.1.  Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của công nghệ phục hồi chi tiết

 1.2.  Mục đích, ý nghĩa và đặc điểm

 1.3. Các yêu cầu và phân loại

 1.4.   Nội dung của công nghệ phục hồi chi tiết hư hỏng

 1.41.      Quy trình phục hồi

 1.4.2.      Dung cụ trang thiết bị

 1.4.3.      Lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết

  1.4.4.    Nhận dạng các thiết bị, dụng cụ và vật tư dùng trong công nghệ phục hồi chi tiết.

Bài 2: Phục hồi chi tiết bằng phương pháp gia công cơ khí

2.1.     Mục đích, yêu cầu và phân loại

2.1.1. Mục đích, yêu cầu

2.1.2.  Phân loại

2.2.     Nội dung của phương pháp gia công cơ khí

2.2.1.      Uốn, nắn

2.2.2.      Chồn

2.2.3.      Gia công cắt gọt

2.2.4.      Thêm chi tiết

2.3.     Quy trình phục hồi chi tiết bằng phương pháp gia công cơ khí

2.4.     Thực hành phục hồi chi tiết bằng phương pháp gia công cơ khí

Bài 3: Phục hồi chi tiết bằng phương pháp hàn

3.1.     Mục đích, yêu cầu và phân loại

3.1.2.      Mục đích, yêu cầu

3.1.3.      Phân loại

3.2.     Nội dung của phương pháp hàn

3.2.   Quy trình phục hồi chi tiết bằng phương pháp hàn

3.3.      Thực hành hàn

3.4.1.      Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, vật liệu

3.4.2.      Chuẩn bị bề mặt cần hàn

3.4.3.      Tiến hành hàn

3.4.4.      Gia công và nhiệt luyện sau hàn

Bài 4: Phục hồi chi tiết bằng phun đắp kim loại

4.1.     Mục đích, yêu cầu và phân loại

4.1.2.      Mục đích, yêu cầu

4.1.3.      Phân loại

4.2.     Nội dung của phương pháp phun đắp kim loại

4.3.     Quy trình phục hồi chi tiết bằng phương pháp phun đắp kim loại

4.4.     Thực hành phục hồi chi tiết bằng phun đắp

4.4.1        Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, vật liệu

4.4.2        Chuẩn bị bề mặt cần phun đắp kim loại

4.4.3        Tiến hành phun đắp kim loại

4.4.4        Gia công và nhiệt luyện sau phun đắp kim loại

Bài 5: Phục hồi chi tiết bằng phương pháp mạ

5.1.   Mục đích, yêu cầu và phân loại

5.1.2.      Mục đích, yêu cầu

5.1.3.      Phân loại

5.2.    Nội dung của phương pháp mạ chi tiết

5.2.1.      Phương pháp mạ Crôm

5.2.2.      Phương pháp mạ đồng

5.2.3.      Phương pháp mạ thép

5.4.   Quy trình phục hồi chi tiết bằng phương pháp mạ chi tiết

5.5.    Thực hành mạ

5.5.1.      Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, vật liệu

5.5.2.      Chuẩn bị bề mặt cần hàn

5.5.3.      Tiến hành hàn

5.5.4. Gia công và nhiệt luyện sau hàn.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

-        Tài liệu giảng dạy

-        Máy tính

-        Máy chiếu Projecter

-        Phấn, bảng

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung:

-        Kiến thức:

+      Trình bày đầy đủ đặc điểm, nội dung và phương pháp tổ chức công nghệ phục hồi chi tiết sai hỏng trong sửa chữa.

-        Kỹ năng:

+      Xác định và sử dụng được các trang thiết bị, vật tư và lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết trong sửa chữa hợp lý.

+      Tiến hành phục hồi chi tiết đúng quy trình quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật quy định.

+      Tổ chức được cơ sở phục hồi chi tiết sai hỏng của ô tô phù hợp với điều kiện thực tiển và có chất lượng và hiệu quả cao.

+      Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra phục hồi chi tiết đảm bảo chính xác và an toàn

-        Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+      Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+      Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

2. Phương pháp đánh giá:

-    Được đánh giá qua bài viết, bài báo cáo của sinh viên trên lớp.

VI.  HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1.     Phạm vi áp dụng môn học:

-          Chương trình môn hc được s dng để ging dy cho trình độ Cao đẳng ngh Công nghệ ô tô.

2.     Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập:

-          Đối với giáo viên, giảng viên: Giáo viên tập trung giải đáp thắc mắc của sinh viên khi sinh viên có nhu cầu, giảng viên hướng dẫn sinh viên tìm tài liệu liên quan đến chuyên đề trên trang wed cụ thể

-          Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

-          Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà.

-        Đối với người học: các sinh viên tìm hiểu chuyên đề  và downkoad các tài liệu này trên mạng internet.

3.     Những trọng tâm cần chú ý:

-          Kỹ năng lựa chọn các phương án phục hồi chi tiết, nhận dạng và sử dụng thành thạo các thiết bị dùng trong phục hồi chi tiết.

4.     Tài liệu cần tham khảo:

-          Giáo trình mô đun công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa do Tổng cục dạy nghề ban

-      Các trang wed cụ thể : https://otocaodanghoabinhxuanloc.blogspot.com/

 

  Trình bày nội dung của phương pháp phun đắp kim loại?

 

Phun kim loại được sử dụng để phục hồi các kích thước của chi tiết bị mòn và nâng cao khả năng làm việc của chúng.

Phương pháp này sử dụng công nghệ phun nóng kim loại nóng chảy như thép, đồng thau, nhôm, … lên bề mặt các chi tiết bị mài mòn hoặc hư hỏng.

Các giọt kim loại ở trạng thái lỏng bay ra từ thiết bị phun (còn gọi là súng phun) với tốc độ từ 100 m/s đến 300 m/s sẽ dát mỏng trên bề mặt chi tiết, làm đầy các vị trí không bằng phẳng của chi tiết và đảm bảo các chi tiết cơ học của lớp kim loại phun với kim loại gốc.

Chiều dày lớp kim loại phun đạt từ 5 mm đến 10 mm.

Quá trình công nghệ phun đắp kim loại gồm có:

- Chuẩn bị chi tiết

- Làm nóng chảy dây kim loại

- Tạo lớp phun gia công kim loại

- Kiểm tra chất lượng

Chuẩn bị bề mặt để đảm bảo sự liên kết của lớp phun với kim loại gốc, đảm bảo có độ dính tốt.

Yêu cầu: Bề mặt chi tiết phục hồi có độ nhám, có thể xử lý bằng phương pháp phun cát, cắt tho, lăn chéo … hoặc phủ 01 lớp mô lip đen.

Vẽ đúng và đầy đủ hình

Tạo lớp phun:

Các đầu dây kim loại (là dây dẫn) xuất hiện cung hồ quang điện làm dây kim loại nóng chảy. Dưới tác dụng của không khí nén với áp lực khoảng từ 5 kg/ cm2 đến 6 kg/cm2 các phần tử kim loại nóng chảy được bắn vào bề mặt kim loại cần phun.

Khi phun kim loại bằng hồ quang điện, sự ion hóa mạnh của không khí làm kim loại nóng chảy bị ô xi hóa mạnh bởi các ô xi nguyên tử, các phần tử kim loại được bao phủ bởi màng mỏng ô xít, làm giảm độ bền mối liên kết.

Mặt khác do sự ô xi hóa mạnh nên sự bốc cháy các thành phần hợp kim tương đối lớn (VD: Cacbon khoảng 40%, mangan và silic khoảng 50%). Nên khi phun kim loại bằng phương pháp điện hồ quang, người ta sử dụng dây có lượng chứa các thành phần hợp kim cao.

Ưu điểm của phương pháp phun đắp kim loại:

- Năng suất cao (12 kg/ giờ)

- Có khả năng phun bất kỳ kim loại nào.

- Có thể thay đổi độ dày lớp phun trong giới hạn lớn.

- Không tạo ra độ gợn song, gồ ghề của chi tiết.

Do lớp phủ có độ cứng cao nên khả năng chống mài mòn tốt, mặt khác trên

trên bề mặt phun có các lỗ nhỏ, vi mao nên có khả năng giữ dầu bôi trơn trên bề mặt. 

Nhược điểm:

- Độ bền liên kết kim loại gốc thấp hơn so với các phương pháp khác.

- Một số lớn % các thành phần hợp kim bị cháy khi dung phương pháp điện hồ quang

- Độ bền mỏi các chi tiết phục hồi phương pháp phun đắp kim loại giảm, nguyên nhân do một số lớn kết cấu vi mao là nguồn gốc của rạn nứt do mỏi, đồng thời quá trình chuẩn bị chi tiết ảnh hưởng đến  độ bề mỏi

Phun đắp kim loại bừng cao tần:

Vẽ được đúng hình:

Phân loại và quy trình phục hồi chi tiết bằng phương pháp hàn kim loại?

Phân loại theo cách thực hiện:

- Hàn chắp: dung phương pháp hàn để hàn các vết nứt, gãy vỡ của các chi tiết bằng kim loại như nắp xi lanh, nồi hơi, vỏ tàu …

- Hàn đắp: để khôi phục kích thước chi tiết của các thiết bị mài mòn như chi tiết trục, gối đỡ, vỏ tàu, cánh bơm, …

Phân loại theo nguồn năng lượng hàn:

- Hàn điện (hồ quang): là quá trình phóng điện giữa 2 điện cực làm chảy kim loại gốc, kim loại hàn để cho chúng liên kết lại. Mối hàn tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kim loại que hàn, kích thước que hàn, cường độ dòng điện hàn.

- Hàn hơi (hàn axetilen): là quá trình hàn dưới ngọn lửa gió đá (oxi+axetilen), thường dung để hàn đồng thau, đồng đỏ, nhôm …

Quy trình công nghệ phục hồi chi tiết bằng phương pháp hàn bao gồm các việc:

- Chuẩn bị chi tiết hàn

- Tiến hành hàn

- Nhiệt luyện và gia công cơ khí

- Kiểm tra

Quá trình chuẩn bị chi tiết hàn quyết định phần lớn chất lượng hàn. Để làm khô bề mặt có thể dung bàn chải thép, nung nóng, giẻ lau để vệ sinh muội than và cặn bẩn.

Trong quá trình hàn, các chi tiết xuất hiện ứng suất và biến dạng lớn. Do đó để khắc phục người ta thường đốt nóng sơ bộ trước chi tiết, lựa chọn hợp lý thứ tự các đường hàn.

Khi hàn các vết nứt công nghệ hàn như sau: trước tiên xác định chiều dài vết rạn nứt, ở 2 đầu mút vết rạn nứt khoan lỗ  6mm   8mm để vết nứt không lan ra nữa và tiếp tục đục rãnh theo vết nứt.

Rãnh đục theo dạng chữ V và chữ X hình chén tùy thộc vào chiều dày kim loại và độ sâu vết nứt.

Góc vát của rãnh cũng phụ thuộc vào chiều sâu vết nứt và chiều dày kim loại.

Thép hàn khi nguội tạo oxit làm rổ mối hàn. Để khắc phục, người ta tiến hành hàn nhiều lớp, hết mỗi lớp phải gõ lớp oxit đi.

Quy trình công nghệ của phương pháp mạ điện lên chi tiết?

Quá trình công nghệ để mạ điện lên chi tiết:

- Chuẩn bị bề mặt

-Cách li các bề mặt không cần mạ

- Phủ lớp mạ bằng điện phân

- Rửa trung hòa làm sạch và đánh bóng bề mặt

- Người ta sử dụng phương pháp điện hóa để làm sạch bề mặt, lúc này chi tiết đóng vai trò anốt (ở cực dương) để tạo dương cực tan khi cho dòng điện chạy qua.

- Dung dịch điện phân có thể sử dụng là axit sunfuaric (H2SO4) 15% hoặc axit cromic CrO3.

- Mật độ dòng điện ở a nốt (ở cực dương) từ 30 A/dm2 | 50 A/dm2, nhiệt độ từ 20  | 400 C. Thời gian xử lý bề mặt từ 1 phút đến 2 phút.

Quy trình mạ:

- Trong bể chứa dung dịch điện phân, người ta treo chi tiết và kim loại mạ ngập trong dung dịch điện phân.

- Khi cấp nguồn điện 1 chiều vào, kim loại mạ sẽ được giải phóng và bám lên bề mặt chi tiết mạ.

- Mối liên hệ giữa kim loại gốc và kim loại mạ là mối liên kết ion.

Rửa, trung hòa, làm sạch

Sau khi kết thúc quá trình mạ tiến hành:

- Rửa chi tiết bằng nước

-Trung hòa dung dịch kiềm

- Rửa lại sạch bằng nước

- Thổi khô bằng khí nén

 

              TÀI LIỆU THAM KHẢO TÓM TẮT

           TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH CNCTPT Ô TÔ  


VIDEO CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG NGUỒN  YOUTOBE













 




Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu
icon zalo

Liên Hệ Với Tôi

Mục tiêu của Tuấn Anh